Dầu thuỷ lực là loại dầu nhớt chuyên dụng cho các hệ thống thuỷ lực chúng được pha chế theo công nghệ độc đáo rất ưu việt giữa dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ thống phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng.
Chức năng của dầu thuỷ lực?
Dầu thuỷ lực có rất nhiều chức năng dưới đây là một số chức năng của
dầu thuỷ lực:
– Giúp hệ thống thuỷ lực làm việc an toàn và chính xác.
– Truyền tải áp lực và truyền tải động
– Bôi trơn các chi tiết chuyển động làm giảm ma sát
– Làm kín các bề mặt tiếp xúc
– Truyền thải nhiệt và ngăn sự mài mòn
Thời tiết nơi đặt thiết bị sử dụng:
Thời tiết có ảnh hưởng khá nhiều đến độ nhớt của
dầu thuỷ lực. Khi nhiệt độ cao thì độ nhớt của
dầu thuỷ lực sẽ giảm xuống và ngược lại khi nhiệt độ thấp thì độ nhớt của
dầu thuỷ lực sẽ tăng lên.
Nếu chúng ta không chọn được loại dầu nhớt phù hợp với thời tiết tại nơi đặt máy sẽ dẫn tới hậu quả máy móc hoạt động sẽ không được ổn định, và hiệu quả làm việc sẽ không được cao.
Vì vậy để phát huy tối đa công dụng của
dầu thuỷ lực chúng ta nên chọn:
dầu thuỷ lực có độ nhớt cao ở những ở nơi có nhiệt độ cao và những loại
dầu thuỷ lực có độ nhớt thấp đối với những nơi có nhiệt độ thấp.
Ở Việt Nam, người mua cần phải chú ý thời tiết từng vùng miền. Cụ thể là nhiệt độ và độ ẩm để chọn mua Dầu Thủy lực hợp lý hơn.
Không chỉ vậy, người mua cũng nên cân nhắc điều kiện sử dụng của bộ phận thủy lực trong hệ thống truyền động. Có nghĩa là nhiệt lượng phát sinh khi máy móc hoạt động có cao hay không? Từ đó chọn các loại dầu có độ nhớt, độ sánh và hệ phụ gia sao cho phù hợp.
Nếu người dùng lắp đặt máy móc ở nơi có nhiệt độ cao thì hãy chọn mua các loại Dầu Thủy lực có độ nhớt ISO VG 46. Những nơi thuộc vùng ôn đới nên sử dụng dầu có độ nhớt trung bình là ISO VG 32. Trong khi đó
Dầu Thủy lực có cấp độ nhớt 68 thường được ứng dụng trong những hệ thống máy móc vận hành ở nhiệt độ cao. Tần suất vận hành liên tục và phát sinh nhiệt lượng cao sẽ phù hợp với loại dầu này.
Ở Việt Nam thì cả ba cấp độ độ nhớt của
Dầu Thủy lực trên đều được sử dụng vô cùng phổ biến. Nguyên nhân là vì Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có nhiệt độ cao.
Người dùng cũng nên chú trọng những sản phẩm có khả năng chống tạo bọt và khí. Những loại Dầu Thủy lực chống đóng cặn và bay hơn cũng khá tốt cho máy móc chuyên dụng. Ngoài ra, dầu còn phải chống sự hình thành nhũ tương để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Yêu cầu của bộ phận thuỷ lực trong hệ thống thuỷ lực:
Với mỗi chi tiết, bộ phận trong hệ thống thuỷ lực sẽ có những yêu cầu về độ nhớt khác nhau.
Nếu bạn chọn dầu thuỷ lực có độ nhớt quá lớn sẽ dẫn tới hậu quả:
– Ma sát trượt tăng lên, phát sinh ra nhiệt và tổn thất năng lượng
– Tổn thất trong mạch cũng tăng lên, tổn thất áp suất cũng tăng lên.
Nếu bạn chọn dầu thuỷ lực có độ nhớt quá nhỏ sẽ dẫn tới hậu quả:
– Ma sát sẽ tăng lên, gây mài mòn chi tiết của hệ thống.
– Rò rỉ bên trong sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được do áp suất làm việc yêu cầu không đáp ứng được.
Có thể nói rằng lựa chọn
Dầu Thủy lực sao cho phù hợp không phải là vấn đề dễ dàng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chọn sản phẩm thật chất lượng. Đừng quá chú trọng những yếu tố khác mà bỏ qua chất lượng và khả năng sử dụng của Dầu Thủy lực. Hy vọng rằng với những tiêu chí trên bạn đã có thể biết cách chọn lựa sao cho phù hợp.